Đánh giá tiềm năng của Marketing YouTube trong năm 2022

Marketing Youtube không hề mới, nhưng làm thế nào để bắt đầu xây dưng chiến dịch Marketing trên nền tảng Youtube cũng là một vấn đề không dễ. Cùng mình tìm hiểu qua những tiềm năng chưa khai thác của Marketing Youtube trong năm 2022.

Kể từ khi ra mắt vào năm 2005 và được Google mua lại sau đó, Youtube từ một kho lưu trữ nghiệp dư đã trở thành nền tảng chia sẽ video lớn nhất toàn thế giới.

Youtube đã là nguồn giải trí cho mọi người trên toàn thế giới trong nhiều năm nay. Nó không những là nền tảng video phổ biến nhất mà còn được xếp hạng là công cụ tìm kiếm phổ biến thứ 2 thế giới chỉ sau Google.

Hiện nay cùng với sự lớn mạnh của smartTV, một thế hệ người xem mới được định hình chủ yếu xem Youtube qua màn hình TV của họ. Vì vậy, trong khi xem quảng cáo cùng nhau, điều gì sẽ tác động lên phản ứng cảm xúc của họ nhiều hơn so với trước đây.

Cùng tìm hiểu những lợi ích để tìm ra định hướng mới cho lĩnh vực Marketing Youtube trong năm 2022 này.



Không chỉ là khối lượng người dùng khổng lồ mà còn là công cụ tìm kiếm lớn thứ 2 trên internet, bạn có thể cải thiện vị trí từ khoá SEO của mình trên nền tảng này để tạo ra nhận diện thương hiệu khổng lồ. Và còn nhiều hơn những cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng với nền tảng Youtube.

Cách xây dựng chiến lược Marketing Youtube hiệu quả

Tạo kênh Youtube thông qua tài khoản Google

Để bắt đầu trên Youtube, điều đầu tiên là cần phải có kênh Youtube cho thương hiệu của mình. Nếu bạn đã có kênh Youtube với thương hiệu đủ tốt thì bạn không cần tạo nữa. Nếu chưa, hãy tạo kênh mới bằng tài khoản Gmail của mình.

Nếu với cá nhân bạn có thể tạo bằng Gmail cá nhân, nhưng nếu là một thương hiệu hay một tài khoản kinh doanh thì nên tạo bằng Gmail doanh nghiệp để nhiều người có thể truy cập vào kênh của bạn vì nhiều lý do khác nhau.

Nghiên cứu đối tượng

Sau khi đã khởi tạo kênh Youtube thành công, điều tiếp theo cần làm là nghiên cứu đối tượng khán giả cần phục vụ của bạn là gì.

Để xác định được điều này bạn cần nghiên cứu chính xác họ đang cần tìm kiếm nội dung gì từ bạn, cần thông tin gì bạn sắp chuyển tải đến cho họ.

Ở đây phân tích hành vi người dùng là bước đầu thành công cho chiến dịch Marketing Youtube.

Từ vị trí, tuổi tác, giới tính, sở thích cá nhân và các số liệu liên quan trong quá trình triển khai hoạt động Digital Marketing trước đây phần nào bạn cũng hình dung ra được đối tượng mình cần tiếp cận là gì rồi đúng không nào.

Tất cả các dữ liệu phân tích được sẽ là tiền đề, định hướng cho bạn lên kịch bản sáng tác nội dung phù hợp với nhóm đối tượng bạn hướng tới.

Nghiên cứu đối thủ canh tranh và các kênh yêu thích của bạn

Một khi bạn đã quyết định được định hướng content cho kênh của mình thì bước tiếp theo là nghiên cứu đối thủ cácnhj tranh là một điều tiên quyết phải làm.

Ở đó bạn sẽ hiểu rõ hơn cách Youtube đang tương tác với người dùng, hiểu được sự khác biệt giữa các kênh, nội dung, và đặc biết sẽ cho bạn thấy hướng đi phù hợp nhất, hiệu quả nhất.

Hãy nên xem tab thịnh hành của youtube để nhìn nhận định dạng video như thế nào sẽ tiếp cận được nhiều khán giả hơn. Ngay cả khi video đó không liên quan tới sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp bạn đang kinh doanh. Nó cũng có thể cho bạn thêm nhiều kiến thức, các vấn đề kỹ thuật khác mà bạn có thể kết hợp vào video của mình.

Loại nội dung nào phù hợp với bạn hoặc thương hiệu của bạn. Và có thể tìm một cách nào đó truyền tải nội dung video một cách độc đáo hơn không? Tất cả những yêu tốt trên đều được đến từ việc phân tích theo dõi các đối thủ cạnh tranh và các kênh bạn yêu thích.

Thực hiện tối ưu hoá video

Cũng giống như Google, để lên top tìm kiếm bạn phải tối ưu hoá nội dung content hay còn gọi là SEO. Thì Youtube cũng vậy, bạn cũng phải tối ưu hoá nội dung để, từ khoá, hình ảnh, video… để tăng khả năng xếp hạng của video.

– Tạo ảnh thump độc đáo: 90% người xem sẽ chú ý tới ảnh thump của video thay vì tiêu đề video. Một điều quan trọng cần lưu ý là ảnh và tiêu đề phải đồng bộ với nhau.

– Tạo một tiêu đề hoàn hảo: Tiêu đề rất quan trọng để thu hút sự chú ý của khán giả. Và điều này cũng giúp cho việc tối ưu SEO để có thứ hạng tìm kiếm tốt hơn.

Giới hạn tiêu đề là 70 kí tự nhưng mình khuyến khích nên đặt từ 50-60 kí tự để tiêu đề không bị cắt khi nó xuất hiện.

– Tạo mô tả: Mặc dù giới hạn mô tả là 5000 kí tự, nhưng điều đó không có nghĩa rằng bạn nhồi nhét từ khoá vào cho đủ 5000 đâu nha.

Lưu ý đừng thêm những nội dung không giá trị vào mô tả, hãy đặt những từ khoá SEO kết hợp khéo léo với nhau. Đưa những ý chính vào nội dung mô tả trong 2 3 câu đầu tiên. Đừng cố gắng spam, sử dụng nội dung trùng lặp.

Nếu có thể hãy thêm vài hagtag liên quan để người dùng tìm kiếm nội dung gì đó liên quan video của bạn vẫn có thể xuất hiện đầu trang.

Thêm các thẻ từ khoá cho video: Thẻ đầu tiên nên là từ khoá mục tiêu cho video của bạn, các thẻ tiếp theo kết hợp từ khoá ngắn, từ khoá dài. Đừng cố nhồi nhét quá nhiều thẻ không liên quan tới nội dung, nó không tốt cho video một tí nào cả.

Cố gắng sử dụng các thẻ liên quan tới doanh nghiệp, các thẻ phổ biến và ở đây mình khuyên dùng công cụ gợi ý thẻ để có thể tối ưu tốt nhất.

Thể loại: Youtube cho phép bạn chọn một danh mục thể loại cho video bạn vừa tải lên, điều này giúp youtube định hình video bạn ở nhóm nào trên nền tảng của họ. Do đó bạn nên chọn danh mục phù hợp với nội dung của mình để được đánh giá cao nhất.

Lên lịch cho video

Sau khi tạo video và tối ưu chúng, tiếp theo bạn cần lên lịch trình chiếu. Đối với kênh youtube thành công, việc ra mắt các video thường xuyên tại một thời điểm nhất định là một điều cực kỳ tốt. Nó giúp bạn tạo thoái quen cho chính khán giả của mình và phần nào đó thu hút được sự mong chờ từ chính khán giả.

Quảng cáo trên Youtube

Nếu bạn muốn phát triển kênh thì chắc chắn phải quảng cáo kênh của mình rồi. Ở đây bạn có thể quảng cáo thông qua hình thức chia sẻ kênh lên các nền tảng khác, giới thiệu cho đối tác…. Hoặc chi tiền trực tiếp để chạy quảng cáo ngay trên Google Ads.

Lợi ích Marketing Youtube

– Là công cụ tìm kiếm phổ biến thứ 2 thế giới chỉ sau Google

– Một báo cáo gần đây cho thấy các video về sản phẩm, thương hiệu, dịch vụ trên Youtube đã ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của 66% người mua Mỹ phẩm, 77% người mua thiết bị điện tử và 62% người mua điện thoại thông minh.

– Khả năng đo lường: Tương tự như Google Ads, Youtube cung cấp một báo cáo đo lượng hiệu suất quảng cáo chi tiết như lượt xem, nhấp chuột, tương tác, phạm vi tiếp cận, tần suất.

– Xây dựng thương hiệu cá nhân: Nếu bạn muốn xây dựng thương hiệu cá nhân hoặc phát triển như một người ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi quyết định mua hàng của người dùng. Thì Youtube là cách tốt nhất để có được sự công nhận, đánh giá và đưa người dùng đến với các nền tảng cung cấp sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Marketing Youtube giúp doanh nghiệp phát triển như thế nào

Mốt sô mục tiêu mà doanh nghiệp của bạn có thể đề ra hoặc nghiên cứu trên Youtube như sau:

– Lưu lượng truy cập trang web
– Chuyển hướng người dùng đến cửa hàng trực tuyến
– Cài đặt ứng dụng
– Lượt xem video(nhận thức về thương hiệu)

Bạn có thể chạy quảng cáo cho bất kỳ mục tiêu nào mình mong muốn, dựa trên nền tảng Youtube

Các loại quảng cáo trên Youtube

Quảng cáo có thể bỏ qua:

Là quảng cáo xuất hiện tại một số thời điểm nhất định trên video ở Youtube, người xem có thể bỏ qua quảng cáo. Những quảng cáo này có thể hiển thị ở đầu, giữa hoặc cuối một số video mà bạn chọn trong trình quảng cáo. Người xem có tuỳ chọn bỏ qua sau 5 giây.


Bạn có thể dùng loại quảng cáo này để quảng bá thương hiệu hoặc tăng lưu lượng truy cập website, bạn sẽ phải trả tiền cho người dùng khi xem hết quảng cáo, hay bỏ qua quảng cáo tuỳ thuộc vào độ dài video hoặc theo hành động, tuỳ thuộc điều kiện nào đến trước.

Quảng cáo không thế bỏ qua:

Tương tự như dạng quảng cáo ở trên nhưng loại này người xem không thể bỏ qua quảng cáo, họ bắt buột phải xem hết quảng cáo mới tiếp tục xem tiếp video. Ở dạng này bạn sẽ thanh toán dựa trên số lần hiển thị(lượt xem) của quảng cáo.


Quảng cáo khám phá video

Đây là loại quảng cáo giúp khám phá doanh nghiệp, dịch vụ hoặc thương hiệu cá nhân của bạn trên hệ sinh thái Youtube.

Quảng cáo bao gồm hình thu nhỏ video và tiêu đề video, kích thước video sẽ phụ thuộc vào vị trí xuất hiện quảng cáo, lời kêu gọi hành động mời người xem click vào.


Loại quảng cáo này sẽ xuất hiện ở phần tìm kiếm trên video, phần video liên quan và trang chủ di động của Youtube.

Bạn sẽ bị tính phí dựa trên click chuột mà video nhận được.

Kết luận:

Cuối cùng chúng ta sẽ quay về bài toán phân tích dữ liệu, cũng như những nền tảng khác, phải phân tích dữ liệu để định hình hướng đi cũng như tối ưu hoá chi phí chuyển đổi mục tiêu đề ra ban đầu.

Marketing Youtube cũng không ngoại lệ, phải theo dõi kênh, hiệu suất, đánh giá lưu lượng người dùng để có kế hoạch phát triển bền vững.


thanhhungtk
Mình là Thanh Hùng, thiết kế, quản lý, biên soạn và tổng hợp nội dung trên HiMoonVN. Công việc chính của mình là một Digital Marketing. Blog này là nơi mình chia sẻ lại nhưng kiến thức, kỹ năng, những điều thú vị trong hành trình trải nghiệm cuộc sống mà mình đã từng gặp qua. Hay đơn giản là những phần mềm, tip, trick mình cần tìm kiếm rồi chia sẻ lại. Mặc dù là một Digital Marketing nhưng mình không chuyên về content, là một trong những người viết nội dung nhạt nhất hành tinh này. Nên nhiều lúc các bạn đọc thấy nó giống giống ở đâu đó thì chắc chắn là đúng rồi, vì mình đi copy cho đúng ý cũng nên. Thật sự mình viết blog này chỉ để cũng cố lại kiến thức của mình, nếu bạn có đọc được bài thì mình xin chân thành cảm ơn bạn ủng hộ thật nhiều nè.

1 Nhận xét

Đăng nhận xét